Ý nghĩa lịch sử Trận_hồ_Chudskoe

Đại thắng của A. Y. Nevsky là nhờ sự quyết đoán của ông: ông đã nhanh chóng triệu tập những lực lượng tinh nhuệ, trong đó có các cung thủ người Mông CổThổ Nhĩ Kỳ để chống nhau với quân Thập Tự Chinh xâm lấn. Sau thắng lợi quang vinh, ông vẫn tỏ ra là một vị thống soái xuất sắc, và thậm chí còn là một nhà chính trị điêu luyện hơn cả. Thắng lớn như vậy nhưng ông không xâm lược vào lãnh thổ của quân Thập Tự Chinh, vì ông biết rằng, các Hiệp sĩ Teuton hãy còn hùng mạnh, cho dầu trong một thời gian nhất định thì họ bị tan nát với chiến thắng thê thảm trên hồ Chudskoe, vả lại quân Thập Tự Chinh có nhiều đạo quân đồn trú lớn ở ven biển Baltic. Nhưng trên hết điều mà Nevsky lo nghĩ hơn cả chính là người Mông Cổ. Cuối cùng, ông đã đặt ra những điều khoản phóng khoáng, mà quân Thập Tự Chinh liền chấp thuận. Trong những năm sau, lãnh địa của ông được thái bình thịnh trị, ngoại trừ một cuộc tấn công của người Nga vào bộ lạc Emi ở phía Nam Phần Lan vào năm 1256.[6]

Đối với xứ Novgorod, cuộc Thập Tự Chinh của các Hiệp sĩ Teuton vào các năm 1240 - 1242 cho thấy một mình dân chúng thành phố không thể nào kháng chiến nổi. Do đó, họ nhận thấy tầm quan trọng của một lãnh chúa như Nevsky là không thể thiếu được.[6]

Tuy nhiên, nền hòa bình với quân Thập Tự Chinh không có nghĩa là hòa bình ở biên giới Tây Bắc Nga. Dân Litva - bấy giờ vẫn còn theo Đa Thần giáo, trở thành một mối đe dọa nghiêm trọng đối với người Nga, bất chấp chiến thắng của Nevsky ba lần đánh bại quân xâm lược Litva.[6]

Trên thực tế, những chiến thắng vẻ vang của Nevsky đánh thắng quân Thụy Điển trong trận sông Neva và đánh thắng Giáo binh đoàn Đức trong trận hồ Chudskoe chỉ có ý nghĩa lớn lao đối với địa phương. Biên niên sử Hypatius ở miền Nam Nga, ghi chép rằng "không có gì xảy ra" trong cả năm 1240 lẫn năm 1242. Tuy nhiên, điều ấy không làm cho các nhà chép sử về sau, như tác giả cuốn Cuộc đời Aleksandr Nevsky, làm nên khúc trường ca oanh liệt về chiến thắng của Nevsky. Có lẽ họ tôn vinh vậy để "an ủi" cho những người bất bình vì sự hợp tác với quân xâm lược Mông Cổ của Nevsky. Thư tịch Cuộc đời của Aleksandr Nevsky miêu tả quân Thập Tự Chinh Công giáo như một kình địch tàn nhẫn, trong khi người Mông Cổ được mô tả khá tích cực.[6]

Liên quan